ChatGPT: Tất cả những điều bạn nên biết về công cụ GPT-3 của OpenAI

ChatGPT: Tất cả những điều bạn nên biết về công cụ GPT-3 của OpenAI

OpenAI đang gây “bão” với việc sử dụng trí tuệ nhận tạo AI. Nhưng ChatGPT là gì và cách thức nó hoạt động ra sao?

Trong nhiều năm, trên thế giới đã xuất hiện nỗi sợ về trí tuệ nhân tạo và sự xâm chiếm thế giới của nó trong tương lai gần .. ai biết được rằng nó sẽ bắt đầu từ nghệ thuật và văn học

Sau hàng tháng thống trị Internet với công cụ tạo hình ảnh bằng trí tuệ nhân tạo Dall-E 2, OpenAI đã tiếp tục gây sóng trên khắp các mạng xã hội nhờ ChatGPT – một chatbot được tạo ra từ công nghệ GPT-3 của OpenAI.

Kể từ khi ra mắt, nó đã bị cấm trong các trường học, được Microsoft cách mạng hoá công cụ tìm kiếm Bing, hoàn thành các bài kiểm tra pháp lý, viết luận văn, …

Giờ đây, công ty OpenAI cũng đã giới thiệu phiên bản trả phí với tên gọi ChatGPT Pro. Phiên bản này cung cấp cho người dùng nhiều lợi ích bổ sung hơn với mức giá 20 USD/tháng bao gồm quyền truy cập ưu tiên và thời gian xử lý nhanh hơn.

Vậy ChatGPT là gì? Nó có thể làm được gì? Và đây có phải là tương lai của AI?

GPT-3 và ChatGPT là gì?

© OpenAI

GPT-3 (Generative Pre-Trained Transformer 3) là một mô hình AI xử lý ngôn ngữ tiên tiến nhất của công ty OpenAI. Nó có khả năng tạo ra những văn bản tự nhiên giống con người và có nhiều ứng dụng bao gồm: dịch thuật, mô hình hoá ngôn ngữ và tạo ra văn bản cho các ứng dụng chatbot. Nó là một trong những mô hình AI xử lý ngôn ngữ lớn nhất và mạnh mẽ nhất cho đến nay với hơn 175 tỷ tham số.

Ứng dụng phổ biến nhất cho đến nay của nó là ChatGPT. Chúng tôi đã yêu cầu nó tự mô tả mình như bạn có thể thấy ở trên. Nó trả lời có vẻ hơi khoe khoang một chút, nhưng chung quy lại rất chính xác và viết rất hay.

GPT-3 cung cấp cho người dùng khả năng đưa ra phạm vi ngôn ngữ rộng cho AI. Có thể là những câu hỏi, yêu cầu viết về một chủ đề nào đó, hoặc một lượng lớn các yêu cầu khác bằng văn bản.

ChatGPT có giá là bao nhiêu và làm sao có thể sử dụng nó?

ChatGPT rất dễ đăng ký và sử dụng, đơn giản là:

  • Vào trang web ChatGPT và tạo tài khoản
  • Bạn cần đợi cho đến khi tài khoản của bạn được xác nhận (Có thể bỏ qua bước này nếu đã có tài khoản Dall-E 2)
  • Sau khi đăng nhập, nó sẽ hiện thị ra một trang rất đơn giản. Bạn được cung cấp một số lời nhắc ví dụ và một số thông tin về cách hoạt động của ChatGPT
  • Ở dưới cuối cùng của trang là textbox – đây là nơi mà bạn có thể hỏi ChatGPT bất cứ điều gì.

Hiện tại, ChatGPT vẫn là phần mềm miễn phí sử dụng. Tuy nhiên, OpenAI hiện đã công bố ChatGPT Pro – phiên bản trả phí với các lợi ích bổ sung.

Phiên bản  này sẽ có giá 20 USD/tháng, cung cấp cho người dùng quyền truy cập ưu tiên, thời gian tải nhanh hơn và quyền truy cập trước vào các bản cập nhật cũng như tính năng mới.

Nó có thể làm được gì?

Với hơn 175 tỷ tham số, rất khó để thu hẹp những gì GPT-3 có thể làm được. Nhưng mô hình này bị giới hạn trong phạm vi ngôn ngữ. Nó không thể tạo ra video, âm thanh hay hình ảnh – như người anh em Dall-E 2 của nó nhưng thay vào đó là khả năng hiểu sâu về văn nói và văn viết.

Điều này mang lại cho nó nhiều khả năng từ viết thơ về những chiếc bút bi có tri giác hay những truyện tình lãng mạn sáo rỗng đến giải thích cơ học lượng tử bằng thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu hoặc viết các bài luận,…

© OpenAI

Mặc dù có thể thấy thú vị khi sử dụng nó để viết các kịch bản hài độc thoại hay trả lời những câu hỏi về những người nổi tiếng, nhưng sức mạnh của nó nằm ở tốc độ xử lý và sự hiểu biết của nó ở các vấn đề phức tạp.

Trong khi chúng ta dành hàng giờ để nghiên cứu, tìm hiểu và viết một bài lậun về cơ học lượng tử, thì ChatGPT có thể làm điều đó chỉ trong vài giây.

Mặc dù vậy nó cũng có những hạn chế và có thể bị nhầm lẫn nếu yêu cầu của bạn quá phức tạp hoặc vấn đề bạn đưa ra quá hẹp.

Nó không thể xử lý các khái niệm mới. Các sự kiện thế giới xảy ra trong năm qua sẽ được trả lời với kiến thức hạn chế và đôi khi thông tin bị sai hoặc nhâm lẫn.

Công ty OpenAI cũng đã lường trước về việc Internet sẽ làm vấy bẩn nó bằng những nội dung độc hại. Giống như người anh em của nó Dall-E trước đây, ChatGPT sẽ không trả lời những câu hỏi hoặc trợ giúp về những vấn đề độc hại.

Nó hoạt động ra sao?

© OpenAI

Nhìn bề ngoài, công nghệ GPT-3 trông có vẻ rất đơn giản. Nó nhận các yêu cầu, câu hỏi hoặc mệnh lệnh và xử lý chúng. Nhưng để làm được điều này phức tạp hơn nhiều so với bạn tưởng tượng.

Mô hình này được đào tạo bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu từ internet. Điều này bao gồm 570GB dữ liệu khổng lồ thu được từ sách, web, Wikipedia, bài báo và các phần khác trên Internet. Nói chính xác hơn, 300 tỷ từ đã được đưa vào hệ thống.

Là một mô hình ngôn ngữ, nó hoạt động dựa trên xác suất, có thể đoán từ tiếp theo sẽ là gì trong một câu. Để đến giai đoạn có thể làm được điều này, mô hình đã trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm.

Tại đây, nó được cung cấp đầu vào, chẳng hạn “Gỗ cây có màu gì?”. Nhóm đã nghĩ đến đầu ra chính xác, nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ làm đúng. Nếu sai, nhóm sẽ nhập lại câu trả lời đúng vào hệ thống, dạy cho hệ thống câu trả lời đúng và giúp hệ thống xây dựng kiến ​​thức.

Sau đó, nó trải qua giai đoạn tương tự thứ hai, đưa ra nhiều câu trả lời với một thành viên trong nhóm xếp hạng chúng từ tốt nhất đến kém nhất, đào tạo mô hình về so sánh.

Điều làm nên sự khác biệt của công nghệ này là nó tiếp tục học trong khi đoán từ tiếp theo sẽ là gì, không ngừng nâng cao hiểu biết của nó về các gợi ý và câu hỏi.

© OpenAI

Ngoài ChatGPT ra còn có chatbot AI nào không?

Mặc dù GPT-3 đã rất nổi tiếng bằng khả năng ngôn ngữ nhưng nó không phải là trí thông minh nhân tạo duy nhất có khả năng làm điều này. LaMDA của Google đã gây chú ý khi một kỹ sư của Google bị sa thải vì gọi nó là thực tế đến mức anh ta tin rằng nó có tri giác.

Ngoài ra còn có rất nhiều ví dụ khác về phần mềm này do mọi người từ Microsoft cho đến Amazon và Đại học Stanford tạo ra. Tất cả những thứ này đều nhận được ít sự chú ý hơn nhiều so với OpenAI hoặc Google, có thể là do chúng không đưa ra những trò đùa hoặc tiêu đề về AI có tri giác.

Hầu hết các mô hình này không có sẵn cho công chúng, nhưng OpenAI đã bắt đầu mở quyền truy cập vào GPT-3 trong quá trình thử nghiệm của nó và LaMDA của Google có sẵn cho các nhóm được chọn với khả năng thử nghiệm hạn chế.

Google chia Chatbot của mình thành nói chuyện, liệt kê và tưởng tượng, cung cấp các bản demo về khả năng của nó trong các lĩnh vực này. Bạn có thể yêu cầu nó tưởng tượng về một thế giới nơi loài rắn thống trị thế giới, yêu cầu nó tạo danh sách các bước để học cách đi xe đạp một bánh hoặc chỉ trò chuyện về suy nghĩ của loài chó.

Nơi ChatGPT phát triển và thất bại

Phần mềm GPT-3 rõ ràng là rất ấn tượng, nhưng điều đó không có nghĩa là nó hoàn hảo. Thông qua chức năng ChatGPT, bạn có thể thấy một số điểm ký quặc của nó.

Rõ ràng nhất là nó có kiến ​​thức hạn chế về thế giới sau năm 2021. Nó không biết các nhà lãnh đạo thế giới lên nắm quyền từ năm 2021 và sẽ không thể trả lời các câu hỏi về các sự kiện gần đây.

Điều này rõ ràng không có gì ngạc nhiên khi xem xét nhiệm vụ bất khả thi là theo kịp các sự kiện thế giới khi chúng xảy ra, cùng với việc đào tạo nó về những thông tin này.

Tương tự, nó này có thể tạo ra thông tin không chính xác, trả lời sai hoặc hiểu sai những gì bạn đang cố hỏi.

Ví dụ: Nếu bạn yêu cầu nó viết một câu chuyện về hai người, liệt kê công việc, tên, tuổi và nơi họ sống, nó có thể nhầm lẫn các yếu tố này, gán chúng ngẫu nhiên cho hai nhân vật.

Nhưng có rất nhiều yếu tố khiến ChatGPT thực sự thành công. Đối với một AI, nó có hiểu biết tốt về luân lý và đạo đức một cách đáng ngạc nhiên.

Khi được cung cấp một danh sách các lý thuyết hoặc tình huống đạo đức, ChatGPT có thể đưa ra phản hồi chu đáo về những việc cần làm, có tính đến tính hợp pháp, cảm xúc của nó và cảm xúc của mọi người cũng như sự an toàn của những người liên quan.

Nó cũng có khả năng theo dõi cuộc trò chuyện hiện có, có thể ghi nhớ các quy tắc bạn đã đặt cho nó hoặc thông tin bạn đã cung cấp cho nó trước đó trong cuộc trò chuyện.

Hai lĩnh vực mà nó đã chứng tỏ là mạnh nhất là sự hiểu biết về viết Code và khả năng nén các vấn đề phức tạp của nó. ChatGPT có thể tạo toàn bộ bố cục trang web cho bạn hoặc viết lời giải thích dễ hiểu về vật chất tối trong vài giây.

Microsoft dự định sử dụng ChatGPT như thế nào trong tương lai?

Công ty OpenAI đã có một số nhà đầu tư lớn trong quá trình phát triển với những cái tên bao gồm Elon Musk, Peter Thiel và đồng sáng lập LinkedIn Reid Hoffman. Nhưng khi nói đến ChatGPT và các ứng dụng thực tế của nó, một trong những nhà đầu tư lớn nhất của OpenAI sẽ sử dụng nó trước tiên.

Microsoft đã đầu tư một tỷ USD khổng lồ vào OpenAI và giờ đây công ty đang tìm cách triển khai ChatGPT vào công cụ tìm kiếm Bing của mình. Microsoft đã chiến đấu với Google trong nhiều năm nay.

Năm ngoái, Bing nắm giữ chưa đến 10% lượng tìm kiếm trên Internet trên thế giới. Đó là minh chứng rõ ràng hơn cho khả năng nắm bắt thị trường của Google nổi bật là một trong những lựa chọn phổ biến nhất.

Với kế hoạch triển khai ChatGPT vào hệ thống của mình, Bing hy vọng sẽ hiểu rõ hơn các truy vấn của người dùng và cung cấp một công cụ tìm kiếm mang tính đàm thoại hơn.

Hiện tại vẫn chưa rõ Microsoft dự định triển khai ChatGPT vào Bing bao nhiêu, tuy nhiên điều này có thể sẽ bắt đầu bằng các giai đoạn thử nghiệm. Việc triển khai đầy đủ có thể khiến Bing có nguy cơ bị cuốn theo xu hướng thiên vị không thường xuyên của GPT-3, điều này thực sự có thể đi sâu vào các khuôn mẫu và chính trị.

Theo: https://www.sciencefocus.com/

Chia sẻ

Đăng ký tham dự sự kiện

ChatGPT: Tất cả những điều bạn nên biết về công cụ GPT-3 của OpenAI

Thông tin người đăng ký