Chuyển đổi số sau khủng hoảng dịch bệnh

Chuyển đổi số sau khủng hoảng dịch bệnh

Sau những tổn thất về kinh tế mà Covid-19 đem lại trong những năm qua, các nhóm công nghệ thông tin đã xoay trục gần như chỉ trong một đêm, đưa ra các sáng kiến công nghệ cho phép làm việc và học tập từ xa. Những trải nghiệm mới của kháng hàng và các kênh bán hàng trực truyến theo sát phía sau.

Khoảnh khắc này không chỉ là bài luyện tập trong việc triển khai các công nghệ theo dõi nhanh, nó còn là một bài kiểm tra khả năng của các công ty trong việc thu hút nhân viên và khách hàng nắm bắt các hình thức tương tác và loại hình kinh doanh mới.

“Trừ khi doanh nghiệp thay đổi, công nghệ thực sự không có tác dụng gì đối với công ty” – Theo như ông George Westerman, nhà khoa học nghiên cứu chính về nhân lực học tại Phòng thí nghiệm về Giáo dục toàn cầu Abdul Latif Jameel của MIT.

“Chuyển đổi số có ít vấn đề về số hoá hơn là về quá trình chuyển đổi”  – Theo như ông Westerman cho biết trong một hội thảo trên mạng gần đây cho MIT Sloan Managerment Review. “Đó là bài toán của các nhà lãnh đạo trong việc hình dung và thúc đẩy sự thay đổi”.

Các nhận định đầy thách thức

Ông Westerman, giảng viên cấp cao tại MIT Sloan cho hay một số nhận định cũ về cách các công ty thường đánh giá và ưu tiên các sáng kiến chuyển đổi số đã bị ảnh hưởng bởi phản ứng của doanh nghiệp đối với tình hình dịch bệnh Covid-19.

Nhận định: Khách hàng coi trọng sự tiếp xúc. Trong thực tế: Covid 19 đã chứng minh rằng trải nghiệm một sản phẩm kỹ thuật số được kiến trúc tốt có thể cung cấp một giao dịch tương đương hoặc thậm chí được cá nhân hoá hơn là sự tương tác trực tiếp giữa con người với nhau.

Nhận định: Quy định hạn chế chuyển đổi số. Trong thực tế: Trong thời kỳ dịch bệnh, các ngành dịch vụ công chẳng hạn như chăm sóc sức khoẻ đã sẵn sàng giải quyết các rào cản như lo ngại về quyền riêng tư đối với các dịch vụ cần thiết như thăm khám sức khoẻ từ xa.

Nhận định: Thật khôn ngoan khi trở thành người theo sau nhanh. Thực tế: Đánh giá nỗ lực đổi mới của người khác trước khi tự mình hành động không phải là một lựa chọn trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra, và nó cũng không phải là một ý tưởng hay trong tương lai. Các công ty đang hoạt động trong thời kỳ Covid-19 có nhiều khả năng bị tụt hậu và bỏ lỡ nhiều cơ hội so với các đối thủ cạnh tranh, khiến họ có nguy cơ bị phá sản cao hơn.

Nhận định: Công nghệ thông tin không thể bắt kịp với các nỗ lực chuyển đổi số. Thực tế: Các doanh nghiệp công nghệ trên mọi ngành nghề đã tăng cường để duy trì hoạt động và gia tăng lợi nhuận.

Nhận định: Nhiều người sẽ không trả tiền đầy đủ cho sản phẩm kỹ thuật số. Thực tế: Người tiêu dùng chi trả cho các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số – và sẽ còn làm vậy sau Covid-19.

Các sáng kiến tiếp theo

Với việc người tiêu dùng và các doanh nghiệp cuối cùng cũng sẵn sàng đón nhận chuyển đổi số trên quy mô lớn, các công ty nên tận dụng sự thay đổi đó như thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi trong tương lai? Ông Westerman đã chỉ ra bốn lĩnh vực mà các công ty nên tập trung vào các sáng kiến kỹ thuật số thé hệ tiếp theo của họ:

Trải nghiệm khách hàng: Mặc dù không nhất thiết là địa hình mới, nhưng trải nghiệm của khách hàng trong kỷ nguyên kỹ thuật số đang trở nên cá nhân hơn, với nhiều cảm xúc hơn trước đây. Các công ty đang tận dụng dữ liệu để cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, cho dù đó là một trang bán quần áo trực tuyến đang tận dụng công nghệ như trí tuệ nhân tạo và máy học để quản lý trang web phục vụ dựa trên sở thích cá nhân, hay một nhà bán lẻ truyền thống sử dụng ứng dụng di động để chào hàng khách ngoài đường và thanh toán không tiếp xúc.

Trải nghiệm nhân viên: Tự động hoá và máy học có thể mang lại hiệu quả cho các công việc thường ngày, trong khi công nghệ khác như thực tế ảo có thể hỗ trợ người lao động theo những cách mà trước đây họ không thực hiện được. Ông Westerman đã trích dẫn một sáng kiến đang được thực hiện tại Cảng đóng tầu Newport News, đó là sử dụng công nghệ thực tế ảo để trưng bầy các chỉ dẫn kỹ thuật số lên không gian làm việc, chẳng hạn như cho các kỹ sư điện biết cách định tuyến đây điện hoặc hiển thị khi một thiết bị quá nặng để nâng một mình. “Công nhân không làm việc chăm chỉ hơn, họ đang làm việc tốt hơn và kết quả là công ty đang hoạt động tốt hơn”, trích lời ông Westerman.

Hoạt động: Được thúc đẩy bởi Internet of Thing (IoT) và Công nghiệp 4.0, những đổi mới như “cặp song sinh” kỹ thuật số và máy học giúp các công ty tận dụng tốt hơn dữ liệu thời gian thực để cải thiện hiệu suất hoạt động và giới thiệu các dịch vụ mới.

Lấy ví dụ: Các nhà sản xuất theo hợp đồng đang sử dụng dữ liệu để xác định những thành phần nào hoạt động tốt nhất với nhau và những nhà cung cấp nào đáng tin cậy nhất để giúp khách hàng của họ thiết kế các sản phẩm điện tử tốt hơn. Các nhà sản xuất Quốc phòng tận dụng môi trường mô phỏng để điều chỉnh thiết kế, nâng cao chất lượng và giảm số lượng nguyên mẫu thất bại. Các công ty khác có thể giới thiệu các dịch vụ sản phẩm mới, có các hoạt động được tối ưu hóa thông qua việc sử dụng dữ liệu.

Chuyển đổi mô hình kinh doanh: Ông Westerman cho biết, không phải công ty nào cũng cần trở thành Uber hay Airbnb, phá vỡ trung gian của một ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm các cơ hội nhỏ hơn để nâng cao kỹ thuật số và các tiện ích mở rộng dựa trên thông tin. Ví dụ, các công ty bảo hiểm đang theo dõi và cho điểm khách hàng như cách họ định hướng để tối ưu hóa chính sách định giá. Các công ty cho thuê xe đang tận dụng dữ liệu và phân tích theo thời gian thực để cung cấp các dịch vụ bảo trì mang tính dự đoán và chủ động.

Sức người

Theo như ông Westerman, những sáng kiến ​​đó không có khả năng thành công nếu không có sự lãnh đạo mạnh mẽ “Những gì đã thay đổi trong 5 năm qua bao gồm hai khía cạnh: Nhân viên cũng quan trọng như khách hàng trong nhiều trường hợp và bạn cần tạo ra một nền văn hóa sẵn sàng cho kỹ thuật số để đủ nhanh cạnh tranh trong thế giới này”

Những nỗ lực dẫn đầu trong tương lai sẽ không chỉ có nhiệm vụ mang lại công nghệ phù hợp mà còn truyền cảm hứng cho mọi người đón nhận sự thay đổi song hành với sự chuyển đổi.

Ông Westerman phát biểu: “Nếu chúng ta muốn chuyển đổi số xảy ra trong đại dịch và sau đó, thì tất cả phải là làm việc thông qua con người bằng cách cung cấp các công cụ, tiếp thêm năng lượng cho họ và lắng nghe họ.”. “Đó là cách chúng tôi thoát ra khỏi điều này mạnh mẽ hơn chúng tôi trước đây”.

Theo: https://mitsloan.mit.edu/

Chia sẻ

Đăng ký tham dự sự kiện

Chuyển đổi số sau khủng hoảng dịch bệnh

Thông tin người đăng ký