Chuyển đổi số không còn là một từ thông dụng nữa, nó trở thành yếu tố sống còn của hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới.. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 70% công ty nhận thức được lợi ích của việc chuyển đổi kỹ thuật số và đã có sẵn một chiến lược. Tuy nhiên đây là quá trình mà cơ hội đi đôi với thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ càng và sẵn sàng vượt qua nó.
Tầm quan trọng của chuyển đổi số
Nếu một doanh nghiệp hiện nay không áp dụng những công nghệ kỹ thuật số vào quy trình vận hành doanh nghiệp thì doanh nghiệp ấy không lâu nữa sẽ bị đào thải. Bối cảnh lúc này đặt ra một câu hỏi lớn đối với các doanh nghiệp: Chuyển đổi số hay là chết? Chúng ta không còn gì bàn cãi về tầm quan trọng của chuyển đổi số nữa, khách hàng thậm chí cả nhân viên đều được hưởng lợi từ những tiến bộ kỹ thuật số.
Theo báo cáo của nhiều cuộc khảo sát, chuyển đổi số thực sự mang lại lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp từ điều hành, quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh,….Tuy nhiên, lợi ích dễ dàng nhận thấy nhất là chuyển đổi số giúp cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, lãnh đạo có thể đưa ra chỉ đạo và quyết định nhanh chóng, chính xác nhờ hệ thống báo cáo thông suốt, kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên. Tất cả những điều này làm tăng hiệu quả hoạt động cũng như tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp.
Đồng thời, chuyển đổi số cũng góp phần nâng cao năng suất lao động. Một nghiên cứu của Microsoft vào năm 2017 đã chỉ ra rằng, tác động của chuyển đổi số tới tăng năng suất lao động vào khoảng 15%, đến năm 2020 tăng lên 21%.
Chuyển đổi số là cơ hội mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp
Hãy nhìn vào các doanh nghiệp hàng đầu thế giới hiện nay như Amazon, Netflix và Apple, tất cả họ đều có một điểm chung là chuyển đổi số thành công. Các doanh nghiệp này đã đầu tư phát triển công nghệ và con người.
Hiện nay, 6 trong 10 công ty hàng đầu thế giới là công ty công nghệ, trong đó Apple được định giá trên 1000 tỷ USD. Thị trường Châu Á cũng sôi động với 42 công ty công nghệ mạnh như Alibaba, Go-Jek, Grab… và xu hướng này vẫn đang tiếp tục nở rộ. Theo các báo cáo nghiên cứu, nếu tận dụng tốt các cơ hội của công nghệ số, Việt Nam có thể thúc đẩy GDP tăng thêm 28,5 – 62,1 tỷ USD, tương đương mức tăng 7-16% GDP vào năm 2030, tùy theo từng kịch bản (cao, thấp, trung bình).
GDP bình quân đầu người sẽ tăng thêm từ 315 – 640 USD/người vào năm 2030 nhờ tăng năng suất và tăng việc làm. Tăng trưởng sản xuất tạo ra việc làm mới với mức tăng thuần ước tính từ 1,3 – 3,1 triệu việc làm, một số công việc sẽ giảm đi, trong khi đó, nhiều công việc mới được tạo ra. Theo dự báo, đến năm 2030, các công nghệ số sẽ giúp các ngành công nghiệp mới xuất hiện ở Việt Nam và mang lại doanh thu “siêu khủng” như: thương mại điện tử đạt khoảng 40 tỷ USD; trí tuệ nhân tạo (AI) đạt 420 triệu USD, điện toán đám mây đạt 2,2 tỷ USD; gọi xe công nghệ khoảng 2,2 tỷ USD; nông nghiệp thông minh 1,7 tỷ USD; Fintech khoảng 1,5 tỷ USD…
Nhiều doanh nghiệp đã sai lầm khi cho rằng chuyển đổi số chỉ là cơ hội của các doanh nghiệp lớn hướng tới khách hàng, trong khi thực tế, chuyển đổi số là sống sót và bứt phá với bất kỳ doanh nghiệp nào. Tất cả các doanh nghiệp có chiến lược chuyển đổi số rõ ràng đồng nghĩa với việc họ có cơ hội sống sót và bứt phá trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến động không ngừng.
Với mức chi tiêu ước tính lên tới 2 nghìn tỷ đô la vào năm 2020, thời điểm này buộc các doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi số nếu không sẽ có nguy cơ bỏ lỡ khả năng tăng trưởng khổng lồ đang chờ đón.
Thách thức cũng không hề nhỏ
Mặc dù những lợi ích của việc trở thành một doanh nghiệp kỹ thuật số là rõ ràng, nhưng 2/3 số công ty vẫn chưa thực hiện thay đổi hoặc thực hiện mà không thành công bởi vẫn còn tồn tại rất nhiều thách thức
Thiếu hiểu biết về văn hóa và tầm quan trọng của chuyển đổi số
Nhiều doanh nghiệp không hiểu được sự cần thiết của việc tạo ra văn hóa kỹ thuật số bên trong một doanh nghiệp, ngay cả trước khi lên kế hoạch chuyển đổi. Điều này cực kỳ quan trọng vì hầu hết các bên liên quan trong công ty có thể không chuẩn bị cho sự thay đổi. Do đó, hiệu suất và hiệu quả của nhân viên có thể bị giảm trong giai đoạn chuyển đổi số.
Lý do thất bại thường là do hầu hết các công ty tán thành quá trình chuyển đổi mà không xem xét các bên liên quan trên lộ trình chuyển đổi. Điều này thường ảnh hưởng nặng nề đến hiệu quả của các doanh nghiệp này. Vì vậy, tạo ra nhận thức và sự cần thiết cho nhân viên, khách hàng và các bên liên quan của doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc chuyển đổi và thúc đẩy hiệu suất rất cần thiết là rất quan trọng để tăng trưởng nhất quán.
Chiến lược
Chiến lược chuyển đổi số đóng góp vai trò rất quan trọng. Trong bối cảnh hiện nay, chiến lược tư duy truyền thống không còn phù hợp đối với mỗi doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp cần thay đổi suy nghĩ của mình để có một chiến lược kinh doanh công nghệ số hiệu quả, tạo ra những trải nghiệm ban đầu và lồng ghép những trải nghiệm đó vào quy trình chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Thiếu rõ ràng về ngân sách chuyển đổi số hoặc có ngân sách hạn chế
Thách thức đầu tiên của quá trình chuyển đổi số nằm ở ngân sách. Việc tiết kiệm ngân sách cho việc phát triển các giải pháp kỹ thuật số và quá trình chuyển đổi có thể gây hoang mang cho hầu hết các nhà kinh doanh. Vì đây là một quá trình đang phát triển, việc cố định một ngân sách hữu hạn cho sự phát triển tổng thể và thực hiện các giải pháp có thể vô cùng khó khăn.
Ngân sách bao gồm đầu tư công nghệ, cơ sở hạ tầng và nguồn lực để phát triển một giải pháp kỹ thuật số thông minh như chatbot hoặc Trợ lý ảo để đánh bại đối thủ.Khi nhu cầu của khách hàng không ngừng phát triển, việc điều chỉnh theo thị trường đòi hỏi nhiều khoản đầu tư hơn và có thể vượt quá ngân sách thực tế đã đặt trước đó.
Sự thiếu rõ ràng về ngân sách này làm chậm quá trình ra quyết định và buộc các nhà lãnh đạo phải lùi bước khi đề cập đến tài trợ cho chuyển đổi kỹ thuật số.
Không thể phủ nhận rằng, dưới tác động của đại dịch Covid 19 và cuộc cách mạng 4.0, chuyển đổi số là yếu tố sống còn với mỗi doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, doanh nghiệp dễ dàng thiết lập chiến lược chuyển đối số đúng hướng. Mặc dù cơ hội cũng đi đôi với nhiều thách thức nhưng nếu không muốn tụt hậu và biến mất phía sau, các doanh nghiệp cần chuyển đổi ngay bây giờ