Thời gian qua, đã có nhiều ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được phát triển, tạo công cụ đắc lực giúp nhà quản lý và người dân chủ động trong phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, vẫn có không ít người dân chưa quan tâm sử dụng. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, cần đẩy mạnh tuyên truyền, có hướng dẫn cụ thể để tăng lượng người dùng, phát huy hiệu quả các ứng dụng.
Ứng dụng khai báo y tế cho người dân (NCOVI) do Tập đoàn VNPT cùng các công ty công nghệ thông tin và truyền thông lớn ở Việt Nam nghiên cứu và phát triển; ứng dụng Vietnam health declaration do Viettel Solutions xây dựng; ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone) do bốn doanh nghiệp công nghệ hợp tác phát triển. Với ứng dụng NCOVI, người dùng sẽ cung cấp các thông tin phản ánh người nghi ngờ mắc bệnh, người đi về từ vùng dịch, hoặc khai báo thông tin sức khỏe hiện tại của mình để cơ quan chức năng triển khai nhanh các biện pháp truy quét các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm covid. Từ đó có thể khoang vùng dập dịch tại chỗ để không ảnh hưởng đến nền kinh tế chung của cả nước.
Ứng dụng Zalo hỗ trợ tìm kiếm người dân lao động gặp khó khăn, cần cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày trong thời gian TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Phổ biến nhất là ứng dụng Zalo vừa cho ra mắt tính năng mới, có thể hỗ trợ những người gặp khó khăn do Covid-19 nhận được lương thực, nhu yếu phẩm, vật dụng y tế,… cần thiết. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách tìm sự giúp đỡ khẩn cấp, hỗ trợ người khó khăn trên Zalo nhanh, đơn giản. Tính năng hỗ trợ trên Zalo là gì? Lợi ích? Tính năng dùng tại khu vực nào?
Tính năng hỗ trợ khó khăn trên Zalo được ra mắt nhằm mục đích kết nối người khó khăn cần sự giúp đỡ với những người muốn hỗ trợ người khác. Hiện tính năng sẽ hiển thị trên banner với người dùng Zalo tại khu vực: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bình Dương.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ trên ứng dụng Zalo đơn giản, ai cũng thực hiện được.
- Đăng ký cho bản thân hoặc đề nghị cho hàng xóm, gia đình, người xung quanh.
- Người dân sẽ được nhận hàng thiết yếu cần thiết như: lương thực, thực phẩm, thuốc, nhu yếu phẩm, thiết bị y tế…
- Người muốn giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn dễ dàng tiếp cận những người cần giúp đỡ.
Tính năng có thể sử dụng tại khu vực nào:
- Hiện chỉ người dân tại vùng đang bị ảnh hưởnặng bởi Covid-19 là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bình Dương mới có thể dùng tính năng này.
- Nhóm người yếu thế trong xã hội: người thuộc diện chính sách khó khăn, người già neo đơn, trẻ em cơ nhỡ, người khuyết tật,…
- Người dân thuộc đối tượng bị tác động, ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19
Lợi ích của CNTT khi ứng dụng vào công tác phòng chống dịch covid 19:
Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành, thực thi công vụ và giao dịch thương mại trên địa bàn tỉnh đã được khẳng định qua thời gian thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ vào tình hình thực tế, tỉnh đã phân loại các tình huống để áp dụng triển khai hội họp, làm việc trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp xã. Các cán bộ, công chức làm việc trực tuyến tại nhà, trừ các trường hợp công việc thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới phải đến làm việc tại công sở. Các trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo áp dụng hình thức dạy học trực tuyến qua internet và trên truyền hình; khuyến khích giáo viên sử dụng các ứng dụng mạng xã hội Zalo, Facebook để hướng dẫn, kiểm tra học sinh học tập tại nhà. Các doanh nghiệp viễn thông phối hợp với các trường học, doanh nghiệp triển khai nhiều hệ thống phần mềm hỗ trợ giáo dục trực tuyến, bán hàng, thanh toán trực tuyến như VNPT-Elearning; hệ thống mạng xã hội học tập Viettelstudy… Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, thì việc làm việc tại nhà thông qua nền tảng CNTT được đánh giá cao, mang lại hiệu quả tích cực vừa có thể đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, đồng thời vẫn đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả công việc của các cơ quan, đơn vị và phục vụ đời sống hàng ngày của mỗi người dân. Thời điểm đầu năm 2021 khi dịch bệnh COVID-19 tái xuất hiện trong cộng đồng, ngoài việc chỉ đạo kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống dịch, UBND tỉnh yêu cầu tất cả các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong chỉ đạo điều hành, kinh doanh dịch vụ, hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp. Ðể giúp các cơ quan, đơn vị, địa phương dễ dàng triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, giải quyết công việc, Sở Thông tin và Truyền thông (TT và TT) đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai hệ thống quản lý điều hành điện tử thống nhất trong các cơ quan Nhà nước; hướng dẫn các ngành, địa phương xây dựng và triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT nền tảng trong phòng, chống dịch đảm bảo phù hợp với định hướng chung của tỉnh. Ðẩy mạnh ứng dụng CNTT trong truyền thông phòng, chống dịch như sử dụng tin nhắn, bảng thông tin, hệ thống thông tin điện tử (cổng/trang thông tin điện tử, mạng xã hội) để người dân có thể chủ động tiếp cận thông tin về tình hình dịch bệnh, thực hiện các khuyến cáo phòng, chống dịch của Bộ Y tế và chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp.