Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa trên thế giới, logistics đã và đang trở thành lĩnh vực sôi nổi trên thị trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ 4.0 hiện nay liệu đang tạo ra cơ hội hay thách thức cho các doanh nghiệp Logistics?
Tổng quan ngành logistics tại Việt Nam
Logistics là một vòng tuần hoàn các hoạt động từ: lưu trữ hàng hóa, xếp dỡ, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, thủ tục hải quan… nhằm đạt được mục đích sau cùng là chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất.
Với lợi thế là một quốc gia có đường bờ biển trải rộng, logistic được đánh giá là một trong những lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế Việt Nam. Tính đến năm 2018,thì tốc độ tăng trưởng của Logistics là 12-14% hàng năm, đóng góp 4-5% GDP cho cả nước, chỉ số LPI 39/160. Bên cạnh đó theo kế hoạch 200/GD-TTg đến năm 2025 tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ là 15-20%, đóng góp 8-10% vào GDP của cả nước, tăng chỉ số LPI từ 50 trở lên. Theo báo cáo này cho thấy, trong 5 năm tới ngành Logistics sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa và tỷ trọng tăng trưởng sẽ là gấp 2 lần.
Thách thức của doanh nghiệp logistic
- Yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng
Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển kèm theo đó là những yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Đây cũng được xem là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp logistic. Nếu không muốn khách hàng rời đi, doanh nghiệp logistic cần phải đáp ứng được các yêu cầu về sự nhanh chóng, tiện lợi, chất lượng dịch vụ tốt mà giá thành vẫn phải hợp lý,…. Nếu không thể đáp ứng được những kỳ vọng này, thì rất tiếc doanh nghiệp bạn đang bước một chân sang ranh giới của những kẻ thất bại.
- Chi phí cao
Một khó khăn khác mà đa phần các doanh nghiệp logistic Việt Nam đang gặp phải là giải quyết bài toán về chi phí. Mặc dù logistic là lĩnh vực mang lại nguồn lợi lên đến hàng tỷ đô la cho doanh nghiệp nhưng so với các quốc gia trong khu vực, chi phí logistic của Việt Nam lại cao hơn rất nhiều dẫn đến lợi nhuận dịch vụ cũng thấp hơn.
Thách thức thứ ba của doanh nghiệp logistic đến từ quy trình làm việc. Quy trình làm việc theo hướng thủ công, truyền thống khiến doanh nghiệp vận hành kém hiệu quả, làm gia tăng chi phí phát sinh, gặp khó khăn trong việc kiểm soát đơn hàng, giấy tờ, tài liệu liên quan khiến cho khối hàng tồn trong kho ngày càng gia tăng,….
- Bài toán nhập liệu
Thách thức cuối cùng đến từ việc nhập liệu. Các doanh nghiệp logistic thường có khá nhiều tài liệu, đơn hàng, hóa đơn,… cần phải xử lý. Việc nhập lại những tài liệu này vào máy tính để quản lý theo hướng thủ công gây tốn nhiều thời gian, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sai sót. Mặt khác, quá trình này cũng khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí hơn về mặt nhân sự.
Công nghệ 4.0 đang tạo ra những cơ hội nào cho ngành logistic?
Công nghệ 4.0 đang chiếm lĩnh thị trường, là cơ hội để doanh nghiệp logistics mở rộng thị trường mới, chiếm lĩnh thị trường cũ và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.
Khảo sát mới nhất của Hiệp hội Logistic Việt Nam cho thấy: 87% doanh nghiệp logistics cho rằng công nghệ tạo nên lợi thế cạnh tranh hơn cho doanh nghiệp, 83% cho rằng dịch vụ logistics sẽ thúc đẩy công nghệ ngày càng đổi mới và phát triển hơn trong thời gian tới.
Ngoài ra, chi trong hai năm từ 2016 – 2018 số lượng công ty logistics áp dụng công nghệ đã tăng từ 15-20% đến 40-50%, chỉ số hoạt động của logistics tăng 25 bậc với các tiêu chí về năng lực và khả năng truy xuất hàng hóa. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy công nghệ đang mang lại những cơ hội lớn cho ngành logistics.
Công nghệ đang thể hiện đúng vai trò của nó trong ngành logistics khi hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn trong quá trình vận hành và quản lý. Ngày nay ta có thể bắt gặp vô số phần mềm hữu ích được ứng dụng tại các khâu vận hành logistics như: phần mềm quản lý hệ thống kho bãi, quản lý hệ thống vận tải, phần mềm quản lý tài liệu, hệ thống quản lý giao nhận,….
Các ứng dụng này không chỉ giúp doanh nghiệp logistics quản lý dễ dàng, tiện lợi hơn mà nó còn giải quyết được bài toán về chi phí nhân sự và vận hành cho doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, thương mại điện tử trở thành cái tên quen thuộc đối với mọi cá nhân, tổ chức. Nhưng có lẽ không phải ai cũng biết, sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử cũng là một yếu tố quan trọng kéo theo sự phát triển của logistics thương mại điện tử.
Sự chuyển đổi này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp logistics cải thiện quy trình cung ứng, nâng cấp dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp và đa dạng hơn, cải tiến hoạt động và ứng dụng khoa học công nghệ, nhằm tăng năng lực cạnh tranh trong ngành cũng như tăng năng lực cạnh tranh với thị trường quốc tế.
Mọi sự thay đổi đều mang đến những thách thức và cơ hội khác nhau, tuy nhiên nếu nắm bắt được nhu cầu của thị trường hẳn rằng sự thay đổi này sẽ mang đến nhiều thành công và những bước phát triển vượt bậc cho các doanh nghiệp.