Kinh tế tuần hoàn: Định nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích

Kinh tế tuần hoàn: Định nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích

Liên minh châu Âu tạo ra hơn 2,5 tỷ tấn chất thải mỗi năm. Tổ chức đang cập nhật luật pháp về quản lý chất thải để thúc đẩy sự chuyển đổi sang một mô hình kinh tế bền vững hơn được gọi là nền kinh tế tuần hoàn.

Vào tháng 3 năm 2020, Uỷ ban Châu Âu đã trình bầy, theo Thoả thuận Xanh Châu Âu và phù hợp với một chiến lược công nghiệp mới được đề xuất, kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn mới bao gồm các đề xuất về thiết kế sản phẩm bề vững hơn, giảm lãng phí tài nguyên, trao quyền cho người tiêu dùng (chẳng hạn như quyền được sửa chữa). Tập trung cụ thể vào các lĩnh vực sử dụng nhiều tài nguyên như điện tử, Công nghệ thông tin – Truyền thông, nhựa, dệt may và xây dựng.

Vào tháng 2 năm 2021, Nghị viện đã thông qua một nghị quyết về kế hoạch hành động của nền kinh tế tuần hoàn mới, kế hoạch hành động yêu cầu các biện pháp bổ sung để đạt được sự trung hoà carbon, môi trường bền vững, không độc hại và nền kinh tế tuần hoàn đầy đủ vào năm 2050, bao gồm các quy tắc tái chế chặt chẽ hơn, các mục tiêu ràng buộc đối với việc sử dụng và tiêu thụ vật liệu vào năm 2030.

Nhưng chính xác thì nền kinh tế tuần hoàn là gì? Và nó đem lại lợi ích gì?

Nền kinh tế tuần hoàn là gì?

Nền kinh tế tuần hoàn là một mô hình sản xuất tiêu dùng, trong đó bao gồm việc chia sẻ, cho thuê, tái sử dụng, sửa chữa, tân trang và tái chế các vật liệu, sản phẩm hiện có lâu nhất có thể. Bằng cách này vòng đời của sản phẩm được kéo dài.

Trong thực tế, nó có nghĩa giảm thiểu lãng phí đến mức tối thiểu. Khi một sản phẩm kết thúc vòng đời, nguyên vật liệu sẽ được lưu giữ trong phạm vi nền kinh tế ở bất cứ nơi nào có thể. Chúng có thể được sử dụng nhiều lần một cách hiệu quả, do đó tạo ra giá trị cao hơn.

Đây là một sự khác biệt so với mô hình kinh tế tuyến tính, truyền thống, dựa trên mô hình lấy-làm-tiêu dùng-vứt đi. Mô hình này dựa vào số lượng lớn vật liệu và năng lượng rẻ, dễ tiếp cận.

Ngoài ra, một phần của mô hình này được quy hoạch trở nên lỗi thời, khi một sản phẩm được thiết kế có tuổi thọ giới hạn, điều này khuyến khích người tiêu dùng mua lại sản phẩm đó. Nghị viện Châu Âu đã kêu gọi các biện pháp giải quyết vấn đề trên.

Tại sao chúng ta nên cần chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn?

Dân số thế giới ngày càng tăng, kéo theo đó là nhu cầu về nguyên liệu thô. Tuy nhiên, nguồn cung cấp nguyên liệu thô quan trọng còn hạn chế.

Nguồn cung hữu hạn cũng có nghĩa là một số nước trong Liên minh Châu Âu phụ thuộc vào các nước khác về nguyên liệu thô của họ.

Ngoài ra chiết xuất, sử dụng nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến môi trường. Điều này cũng làm tăng mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải CO2. Tuy nhiên, việc sử dụng nguyên liệu thô một cách thông minh hơn có thể làm giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường.

Vậy lợi ích đem lại là gì?

Các biện pháp như ngăn chặn chất thải, thiết kế sinh thái và tái sử dụng có thể tiết kiệm tiền cho các công ty Châu Âu đồng thời giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính hàng năm. Hiện nay, việc sản xuất các vật liệu mà chúng ta sử dụng hàng ngày chiếm tới 45% lượng khí CO2 thải ra môi trường.

Hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn có thể mang lại những lợi ích như giảm áp lực lên môi trường, cải thiện an ninh nguồn cung nguyên liệu, tăng khả năng cạnh tranh, kích thích đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh té (thêm 0.5% tổng sản phẩm quốc nội), tạo việc làm (700.000 việc làm chỉ riêng ở Châu Âu vào năm 2030).

Người tiêu dùng cũng sẽ được cung cấp các sản phẩm bền hơn và sáng tạo hơn, giúp tăng chất lượng cuộc sống và tiết kiệm tiền trong dài hạn.

Nguồn: https://www.europarl.europa.eu/

Chia sẻ

Đăng ký tham dự sự kiện

Kinh tế tuần hoàn: Định nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích

Thông tin người đăng ký