Công nghệ kỹ thuật số đã và đang thâm nhập và biến đổi nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều quốc gia vẫn chưa tận dụng đầy đủ lợi ích của công nghệ dẫn đến tăng trưởng không đồng đều và bền vững; chưa cải thiện được quản trị cũng như dịch vụ. Với mức độ thay đổi lớn trong lợi thế cạnh tranh mà công nghệ kỹ thuật số mang lại cho người dùng, hậu quả của việc không theo kịp các đổi mới này có thể là điều nghiêm trọng đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và quốc gia. Vậy làm thế nào để các nhà hoạch định chính sách có thể khai thác tối đa cuộc cách mạng kỹ thuật số để từ đó chuyển đổi số quốc gia thành công ? Hãy cùng Đông Nam Á tìm hiểu về điều này !
Chuyển đổi số quốc gia là phương thức để theo kịp nền kinh tế thế giới
Chậm chạp trong việc tiếp cận các thông tin mới là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến việc hoạch định và quản lý chính sách thiếu hợp lý, thị trường kém hiệu quả. Cuộc cách mạng công nghệ toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới lại trở thành sự mơ hồ và xa lạ ở những nơi thiếu thông tin. Cần phải nhận định rõ ràng rằng, chuyển đổi số không phải là một sự kiện diễn ra một lần hoặc một chiến lược phù hợp với tất cả chúng ta. Đúng hơn, nó là một quá trình cải tiến thế giới, được duy trì theo thời gian với sự tham gia của đa dạng các đối tượng và lĩnh vực.
Mục đích cuối cùng của nó là khai thác cuộc cách mạng kỹ thuật số toàn cầu nhằm chuyển đổi số quốc gia thành công từ đó đáp ứng các ưu tiên kinh tế xã hội cụ thể. Quá trình này là một cuộc chạy marathon, không phải là một cuộc chạy đua nước rút. Nó được thúc đẩy bởi tầm nhìn, khả năng lãnh đạo, đổi mới, học hỏi và quan hệ đối tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và xã hội.
Ba thách thức chính đối với chuyển đổi số quốc gia
Ba thách thức chính đe dọa việc thiết kế và thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia:
Thách thức đầu tiên đó là các công nghệ kỹ thuật số luôn phụ thuộc lẫn nhau, muốn ứng dụng triệt để chúng cần phải có một hệ sinh thái bao gồm: Cơ sở hạ tầng truyền thông, nền tảng kỹ thuật số, kỹ năng kinh tế số, các dịch vụ CNTT-TT, chuyển đổi dịch vụ cho tất cả các lĩnh vực, chính sách mạng và các tổ chức quản lý và lãnh đạo lĩnh vực CNTT-TT. Để nuôi dưỡng hệ sinh thái này đòi hỏi cần nguồn kinh phí lớn, cần thời gian và phải khai thác được sức mạnh của nó từ cấp quốc gia đến địa phương.
Các nước đang phát triển gặp nhiều thách thức trong chuyển đổi số quốc gia
Thứ 2, chuyển đổi số quốc gia đòi hỏi đầu tư đáng kể vào năng lực tổ chức, nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển (R&D), các hệ thống nền tảng, cơ sở dữ liệu quốc gia. Đây được coi là những yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số, tuy nhiên, nó cũng lại là những điểm hạn chế của Việt Nam.
Cụ thể, theo báo cáo, chúng ta hiện cần tối thiểu 400 nghìn nhân lực CNTT để phục vụ nhu cầu chuyển đổi số. Mặc dù cần nguồn nhân lực lớn nhưng các chương trình đào tạo CNTT trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là đội ngũ kỹ sư chất lượng cao. 72% số lao động CNTT vẫn cần được đào tạo bổ sung trong ít nhất 3 tháng. Đầu tư vào đội ngũ R&D của Việt Nam còn nhiều hạn chế khi rất ít các tổ chức, doanh nghiệp tổ chức đào tạo. Bên cạnh đó, hạ tầng internet của Việt Nam tuy có tốc độ khá nhanh nhưng chưa phủ sóng được hết tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa,… khiến quá trình chuyển đổi số quốc gia gặp nhiều thách thức.
Năng lực lãnh đạo cũng chính là một trong ba yếu tố quyết định chuyển đổi số quốc gia thành công. Người lãnh đạo có khả năng và có tầm nhìn mới có thể mới có thể lập kế hoạch và thực hiện các chiến lược chuyển đổi số tiệm cận với sự phát triển của các nước lớn trên thế giới. Những năng lực này ngày càng quan trọng để tạo ra tầm nhìn phát triển chung cho mọi doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung, từ đó đầu tư công nghệ kỹ thuật số vào các chiến lược phát triển.
Làm thế nào để các nước đang phát triển có thể làm chủ quá trình chuyển đổi số quốc gia?
Tham khảo thêm tại: Chuyển đổi số thời 4.0: Khi cơ hội đi đôi với thách thức
Nhờ sự thành công từ các quốc gia đi trước trong chuyển đổi chính phủ dịch vụ, cộng đồng, thành phố và doanh nghiệp. Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đã có thể tiếp cận theo những phương pháp đã đạt được hiệu quả trên thế giới để chuyển đổi số quốc gia thành công:
Xây dựng hệ sinh thái kỹ thuật số
Các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số muốn nghiên cứu và phát triển thành công cần có các thành phần thiết yếu: cơ sở hạ tầng, hệ thống kỹ thuật số nền tảng và vốn để đầu tư vào đổi mới. Đây là những thành phần cơ bản cần thiết để các tổ chức, doanh nghiệp hiện tại áp dụng các công nghệ hiệu quả hơn, nhờ đó mà chuyển đổi số quốc gia mới đủ triệt để. Có cơ sở hạ tầng đầy đủ và chuối hệ thống hỗ trợ nhau hiệu quả có nghĩa là các công ty và nhà cung cấp dịch vụ có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình mà không cần phải xây dựng một môi trường quá tốn kém và phức tạp lại từ đầu.
Xây dựng hệ sinh thái số là một trong những yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi số
Tham khảo thêm tại: Giải pháp tích hợp hệ thống
Gắn lợi ích của công nghệ với mỗi cá nhân
Công nghệ nhanh chóng ảnh hưởng đến đời sống của mọi người. Việc đặt con người vào vòng xoay của sự biến đổi kinh tế và xã hội sẽ giúp mỗi người có ý thức chủ động áp dụng công nghệ vào cuộc sống. Điều này đòi hỏi các tổ chức, chính phủ cần truyền tải và cho mọi người được hưởng các lợi ích mà công nghệ mang lại, đối với các doanh nghiệp có thể kể đến như: các dịch vụ scan, quản trị doanh nghiệp, dịch vụ tích hợp hệ thống, số hóa tài liệu,… vào quy trình quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt, chính phủ cần đảm bảo giáo dục nghề nghiệp thật sự hữu ích cho người lao động và doanh nghiệp kỹ thuật số.
Tiếp cận công nghệ kỹ thuật số đến tất cả mọi người
Nếu công nghệ là động lực để phát triển cho tất cả mọi người, thì nó phải đến được với tất cả mọi người. Theo số liệu thống kế, hiện nay chỉ hơn một nửa dân số thế giới kết nối với công nghệ. Đó là một bất cập cần giải quyết vì nếu không có kết nối kỹ thuật số, mọi người không thể tham gia vào các nền tảng công việc kỹ thuật số, hưởng lợi ích từ các công nghệ mới trong giáo dục hoặc tham gia trực tuyến với các dịch vụ của chính phủ. Đặc biệt cần phổ cập công nghệ tới những người có trình độ học vấn thấp và những người nghèo thường – những người thiếu khả năng tiếp cận kỹ thuật số, đảm bảo họ không ai bị bỏ lại phía sau, từ đó chuyển đổi số quốc gia mới có thể đồng bộ và phát triển.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho tương lai
Sự xuất hiện của công nghệ mong đến tốc độ phát triển chưa từng có nhưng cũng kèm theo nhiều rủi ro như: sai lệch thuật toán, an ninh mạng và các mối đe dọa đối với quyền riêng tư – điều đang làm đau đầu ngay cả những quốc gia có nguồn lực tốt nhất.
Do đó, chính phủ cần có một đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn và chiến lược; một đội ngũ kỹ sư đủ chuyên môn và nghiệp vụ để đáp ứng các nhu cầu công nghệ cao của chính phủ tương lai. Muốn vậy, cần đầu tư vào nền tảng là đào tạo đội ngũ kỹ sư chất lượng cao, đẩy mạnh phát triển nguồn lực điển hình là tại các trường cao đẳng, đại học, đơn vị đào tạo nghề trên toàn quốc.
Rõ ràng, làm chủ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số không phải là một công cuộc dễ dàng, nhưng nó chính là yếu tố cốt lõi xác định năng lực chuyển đổi số quốc gia của thế kỷ 21!