Nhầm Lẫn Giữa Số Hóa Và Chuyển Đổi Số Khiến Nhiều Doanh Nghiệp “Ảo Tưởng” Về Năng Lực

Nhầm Lẫn Giữa Số Hóa Và Chuyển Đổi Số Khiến Nhiều Doanh Nghiệp “Ảo Tưởng” Về Năng Lực

Khi nhắc đến chuyển đổi số, nhiều người thường chỉ chú ý đến phần “số” mà vô tình quên mất phần “chuyển đổi”. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn giữa 2 khái niệm “số hóa” và “chuyển đổi số”.
Khác biệt giữa số hóa và chuyển đổi số
Số hóa (Digitization)   Chuyển đổi số (Digital Transformation)
– Là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số (như việc chuyển từ tài liệu số sang file mềm trên máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ analog sang phát sóng kỹ thuật…).
– Số hóa giúp việc tìm kiếm và chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng hơn, nhưng cách thức mà các doanh nghiệp sử dụng các bản ghi kỹ thuật số mới của họ phần lớn bắt chước các phương pháp tương tự cũ.
– Số hóa là một phần của quá trình chuyển đổi số
– Là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ để thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp.
– Chuyển đổi số dựa trên những ứng dụng công nghệ mới (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)…. Để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình thực hiện, văn hóa của doanh nghiệp.
Từ sự so sánh trên chúng ta có thể thấy rằng, số hóa chỉ là một phần trong “hệ sinh thái” chuyển đổi số. Nó có thể giúp doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn nhưng không phải là toàn bộ bởi bản chất của chuyển đổi số là đưa doanh nghiệp phát triển.
Sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này có thể khiến cho doanh nghiệp đưa ra những định hướng, quyết định sai lầm. Thậm chí có phần “ảo tưởng” về năng lực của mình trên đường đua chuyển đổi số.
Công nghệ – sai lầm mà nhiều doanh nghiệp mắc phải khi nhầm lẫn giữa hai khái niệm
Nhiều người nghĩ rằng, đầu tư nhiều vào công nghệ nghĩa là đang chuyển đổi số. Đầu tư càng nhiều thì chứng tỏ doanh nghiệp đang đi đầu trong chuyển đổi số. Đó là một suy nghĩ sai lầm của nhiều doanh nghiệp. Suy nghĩ này chỉ đang khiến cho doanh nghiệp “tiền mất tật mang” mà không mang lại hiệu quả. Thậm chí có phần hơi “ảo tưởng” về vị thế của mình trên trường đua chuyển đổi số.
Mặc dù công nghệ giúp ích rất nhiều cho con người trong quá trình chuyển đổi số song nó chỉ dừng lại ở một nhân tố. Nếu chỉ tập trung vào công nghệ, doanh nghiệp chỉ dừng lại ở số hóa.  Chuyển đổi số chỉ thực sự xảy ra khi có sự kết hợp giữa doanh nghiệp, con người và công nghệ:
– Doanh nghiệp: cần đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn có thể thúc đẩy số hóa các quy trình nội bộ và phát triển các mô hình kinh doanh mới. Đồng thời xây dựng kế hoạch chuyển đổi số tổng thể liên quan đến xây dựng hạ tầng dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng chính sách,…
– Con người: Thiết lập văn hóa số trong doanh nghiệp, thúc đẩy nhân viên làm quen, áp dụng và hiểu được tầm quan trọng của chuyển đổi số doanh nghiệp
– Công nghệ: Ứng dụng các công nghệ thông minh như: AI, Machine Learning, IoT,… vào quá trình vận hành doanh nghiệp
Và dù chuyển đổi số theo phương thức nào đi chăng nữa thì quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp chắc chắn phải tạo ra:
–  Dữ liệu lớn: dữ liệu đầy đủ về các phiên bản số của các thực thể.
–  Phương tiện thu thập, lưu trữ và kết nối dữ liệu lớn: IoT, Cloud, Big data
–  Công cụ xử lý dữ liệu lớn: AI
–  Các chính sách phù hợp cho công nghệ số
–  Nhân lực làm chủ công nghệ số
Điều này mới làm thay đổi cơ bản về phương thức sản xuất của con người, và từ đó tạo ra nền kinh tế số.
Chuyển đổi số – sự lựa chọn sống còn của doanh nghiệp
Những bài học về sự thất bại của những ông lớn “vang bóng” một thời như Yahoo, Kodak,… hay câu chuyện thành công của những startup công nghệ như facebook, google, netflix,… là minh chứng rõ nhất cho thấy chuyển đổi số giờ đây không đơn giản chỉ dừng lại ở xu hướng nhất thời mà nó đã trở thành cuộc chiến sống còn của các doanh nghiệp.
Vậy tại sao chuyển đổi số lại quan trọng như vậy? Đơn giản bởi nó mang lại những lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp.
Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời.
Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao. Cụ thể:
–  Xóa nhòa khoảng cách giữa các phòng ban trong doanh nghiệp.
–  Tăng cường sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp
–  Tối ưu hóa năng suất của nhân viên: Theo nghiên cứu từ năm 2017 của Microsoft tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyển đổi số sẽ làm tăng năng suất lao động trong năm 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong ba năm tiếp theo.
–  Nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp: Các giải pháp quản trị và vận hành số hóa gia tăng hiệu quả từ 30-40% cho tới 100 %.
Có thể thấy, chuyển đổi số mang lại rất nhiều lợi ích mà doanh nghiệp nếu biết tận dụng và có một chiến lược tổng thể, dài hạn thì chắc chắn sẽ tạo ra những cơ hội mạnh mẽ để đột phá trên thị trường “chuyển đổi số”.

Chia sẻ

Đăng ký tham dự sự kiện

Nhầm Lẫn Giữa Số Hóa Và Chuyển Đổi Số Khiến Nhiều Doanh Nghiệp “Ảo Tưởng” Về Năng Lực

Thông tin người đăng ký