Số hóa trong hệ thống doanh nghiệp

Số hóa trong hệ thống doanh nghiệp

Hiện thực hóa giá trị của số hóa ngày nay không chỉ dừng lại ở việc chọn lựa công nghệ, mà còn nằm ở việc thiết lập một hệ thống tích hợp hoàn chỉnh trong và ngoài tổ chức. Với mô hình kỹ thuật số tiên tiến, được kết hợp từ nhiều công nghệ, quy trình, và nhân sự đa dạng sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các cơ hội mới. Các doanh nghiệp ngày nay nên “số hóa” trong cả suy nghĩ và hành động, thay vì “chỉ sử dụng các công nghệ điện tử một cách đơn thuần”.
Một trong những nhân tố thiết yếu của công cuộc số hóa, quản trị nhân lực luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Câu hỏi đặt ra là “Làm thế nào để bắt kịp với những tiến bộ và thay đổi công nghệ trong một tổ chức doanh nghiệp?”.
Tầm quan trọng của nâng cao kỹ năng nhân sự tại Việt Nam
Theo một nghiên cứu gần đây của Navigos Research (một công ty ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tuyển dụng), 41% số doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự cấp trung và cấp cao về cả số lượng, lẫn chất lượng trong vòng 12 tháng qua. Trên thực tế, “vấn đề nan giải” này không phải quá mới tại Việt Nam.
Vẫn theo như nghiên cứu này, một phần lý do nằm ở kỹ năng lãnh đạo chưa thực sự phù hợp của các nhà quản lý thuộc các tổ chức nước ngoài. Đa số những người được hỏi đều cho biết: họ cảm thấy kém hài lòng nhất với kỹ năng quản lý từ lãnh đạo của mình.
Để giải quyết vấn đề này, chú trọng đào tạo vẫn là giải pháp tốt nhất. Việc “đào tạo chính những người đang đào tạo người khác” sẽ giúp mô hình “học hỏi thông qua thực hành thực tiễn dưới sự giám sát của họ” trở nên hiệu quả hơn. 57% người tham gia nghiên cứu đồng ý rằng đây là mô hình được áp dụng phổ biến tại doanh nghiệp của mình.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm cách đầu tư vào việc nâng cao kỹ năng nhân sự, và phát triển nguồn nhân lực, bất chấp những thách thức vừa kể trên. Bởi, theo họ, đầu tư này không chỉ mang lại lợi ích ở mức cá nhân và doanh nghiệp mà còn đóng góp cho công cuộc chuyển đổi số ở cấp độ ngành.
Hiện nay, ngay trong thời kỳ đầu của kỷ nguyên tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và thiết bị thông minh, chúng ta có thể dự đoán được khả năng bứt phá nhanh chóng của những công nghệ này. Đối với bộ phận nhân sự, họ chịu thách thức phải đảm bảo được toàn đội ngũ nhân viên có thể phát triển những kỹ năng cần thiết để tận dụng tối đa các công cụ và quy trình mới.
Vai trò của HR trong chuyển đổi số
Hệ thống công nghệ quản trị nguồn nhân lực (HCM) hiện đang được tích hợp với điện toán đám mây, nền tảng di động, mạng xã hội, dữ liệu lớn (big data), và tính năng trải nghiệm khách hàng kỹ thuật số. Do đó, quá trình quản lý và gắn kết đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Các giám đốc nhân sự ngày nay đang phải sử dụng nhiều phương thức quản lý mới, nhằm hỗ trợ môi trường làm việc linh hoạt để mọi người có thể nhanh chóng tiếp cận kiến thức và dữ liệu nhằm làm việc hiệu quả hơn.
Một ví dụ điển hình là Fuji Xerox (thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương), trong việc nâng cấp hệ thống quản lý nhân sự nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức từ một nhà sản xuất thiết bị in ấn trở thành một doanh nghiệp cung cấp giải pháp/dịch vụ tài liệu. Điều này đòi hỏi những kỹ năng mới từ đội ngũ nhân viên cũng như một tư duy quản trị mới.
Fuji Xerox khởi đầu bằng việc đồng bộ sáng kiến chuyển đổi nhân sự vào chiến lược kinh doanh tổng thể của mình. Sau đó, họ xem xét lại tất cả các chính sách và thủ tục liên quan đến con người nhằm đảm bảo sự nhất quán xuyên suốt. Và với sự hỗ trợ của hệ thống quản trị nguồn nhân lực xây dựng trên nền tảng đám mây của Oracle, Fuji Xerox đã cắt giảm được các công việc hành chính và quy trình giao dịch không cần thiết từ đội ngũ nhân sự, cho phép họ tập trung vào việc xây dựng chiến lược (vốn là điều cần thiết nhất cho sự thành công của doanh nghiệp). Hệ thống này cũng giúp Fuji Xerox dễ dàng quản lý việc làm, vị trí và công việc, bao gồm cả những nhiệm vụ toàn cầu.
Chiến lược tuyển dụng và đào tạo nhân sự
Để xây dựng được một chiến lược nhân sự (HR) lý tưởng, lãnh đạo doanh nghiệp cần xác định rõ các kỹ năng và cá nhân thiết yếu giúp triển khai và đạt được mục tiêu kinh doanh. Dựa vào việc đánh giá nguồn nhân lực, doanh nghiệp có thể quyết định sẽ phát triển đội ngũ nhân viên hiện tại, hay tuyển thêm những người mới phù hợp hơn.
Câu trả lời tối ưu nhất trong trường hợp này là phối hợp 2 chiến lược trên. Tức là, doanh nghiệp cần xem xét và sắp xếp lại thứ tự ưu tiên, cũng như khung thời gian phù hợp nhằm xác định đâu mới là quá trình trọng tâm.
Oracle đã nghiên cứu kỹ và nhận ra sự thay đổi trong việc quản lý nhân sự, để từ đó thiết kế ra một hệ thống hỗ trợ tương ứng cho quá trình chuyển hóa nhân sự từ phương diện hành chính thông thường thành nhân tố mang tính chiến lược hơn.
Các lĩnh vực như quản lý hiệu suất được tái thiết kế để tránh việc theo dõi thủ công các giấy tờ, biểu mẫu, đánh giá… Thay vào đó, giải pháp này hướng đến tăng trưởng chiến lược cũng như các hoạt động phát triển của doanh nghiệp gắn với phản hồi và các mục tiêu đang diễn ra. Đám mây quản lý nguồn nhân lực của Oracle có thể cung cấp sự quản lý hoàn chỉnh trong một hệ thống duy nhất để bộ phận nhân sự có thể thực thi nhiều vấn đề.
Một là, đưa ra chiến lược quản lý nhân sự hoàn chỉnh với một hệ thống tích hợp duy nhất cho tất cả các hoạt động liên quan đến nhân lực.
Hai là, tìm kiếm và phát triển những nhân lực chủ chốt với mô hình quản lý nhân sự hiện đại.
Ba là, điều chỉnh mục tiêu cá nhân phù hợp với mục tiêu của công ty.
Bốn là, tận dụng phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ di động để mở rộng phạm vi tuyển dụng, đào tạo nhân viên chất lượng cao và tăng sự gắn kết trong đội ngũ nhân sự.
Đây rõ ràng đây không phải là một giấc mơ xa vời. Nhà tuyển dụng ngày nay dễ dàng có được cái nhìn sâu sắc và chi tiết hơn về nhân sự nhờ các công cụ có sẵn. Việc tận dụng chúng sẽ giúp họ hiểu nhân viên của mình tốt hơn, từ đó tìm ra phương hướng để đạt được kết quả tốt nhất.

Chia sẻ

Đăng ký tham dự sự kiện

Số hóa trong hệ thống doanh nghiệp

Thông tin người đăng ký